Đặc Điểm Và Tập Tính Của Heo Rừng Việt Nam
Đặc điểm của heo rừng.
- Đặc điểm ngoại hình :
+ Màu lông :
Heo rừng có màu lông không đồng nhất trên cơ thể, nó được phân chia theo từng vùng khác nhau và thay đổi theo tháng tuổi, đặc biệt giai đoạn nhỏ khác hoàn toàn với giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn nhỏ: toàn thân có nhiều màu vàng thâm, đen, bạc, hung như màu lá rụng (lá vàng,đen, khô, thâm).
Còn heo rừng trưởng thành có lông hai bên má màu bạc, vùng bụng màu trắng đục, còn lại toàn thân màu nâu hung hoặc đen hung. Lông dựng đứng, chĩa ra và cứng.
+ Phần đầu heo rừng :
Đầu dài, thon, mõm dài hơn lợn nhà (đối với lợn đưa từ rừng về thường là mõm dài). Má gọn, không phệ. Đặc biệt màu lông phần đầu đều là một màu bạc hoặc màu đen sáng, hai bên má là hoàn toàn màu bạc má (chiếm 86% – 88% trong tổng số lông má). Lợn rừng Việt Nam đầu dài, mõm dài, thon, gọn.
Răng: Hàm răng dưới bố trí 4: 4: 4 (bốn răng cửa, 4 răng nanh và 4 răng hàm). Răng hàm trên: 2: 4: 4 (hai răng cửa, 4 răng nanh và 4 răng hàm) Răng nanh hàm trên phát triển hơn 2 răng nanh hàm dưới và chìa ra ngoài, 4 răng cửa trước dưới và 2 răng cửa trước trên chụm thành hình máng nhọn chìa ra phía trước như hình mũi tên.
Tai: Tai nhỏ, mỏng, đứng, hướng về phía trước, không cụp như lợn nhà, phù hợp với phát hiện tiếng động từ xa. Đối với lợn rừng Việt Nam tai nhỏ đứng.
Mắt: có 2 mắt tròn, màu nâu, hàng mi trên phát triển hơn hàng mi dưới, tuyến lệ phát triển bình thường, phản xạ mắt ban đêm nhanh hơn ban ngày.
Phần mình: Mình thon hình trụ, bụng gọn đặc biệt là lợn đực. Ở con lai hoặc lợn địa phương thì bụng xổ, da dày tích mỡ.
Tập tính của heo rừng.
- Tập tính cộng đồng của heo rừng :
Cũng giống như đa phần các loại heo khác và kể cả trong tự nhiên, trừ heo đực phối giống hoặc heo mới đẻ, heo rừng thích sống chung. Mùa rét chúng có thể nằm sát và chồng lên nhau cho ấm. Nuôi chung làm lợn bớt sợ hãi, tranh nhau ăn. Tuy nhiên nuôi nhiều con, khác loại quá sẽ khó đảm bảo nhu cầu riêng cho từng loại.
Heo thường chạy theo nhau. Khi một con thoát chuồng, ta sẽ khó lùa quay trở lại chuồng. Ta có thể thả luôn cả nhóm heo ra, con heo thoát chuồng sẽ nhập đàn và ta dễ lùa cả về.
Trừ trường hợp heo đực giống, những cá thể khác khi nhốt chung với nhau có thể đánh nhau nhưng không đáng kể.
+ Tập tính ăn uống:
Heo rừng Việt Nam loại lớn được bắt từ rừng chỉ thích ăn những thứ thức ăn giống như nơi nó từng sống. Khi không tìm được loại đó ta nên cho lợn ăn sắn, chuối quả, mía cây… Phải thay đổi thức ăn từ từ, và tránh những thứ thức ăn lạ, nhiều đạm gây nên rối loạn tiêu hóa cho chúng. Đã xẩy ra trường hợp lợn cái sẵn sàng nhịn đói đến chết mà không ăn những thứ thức ăn mới.
+ Tập tính đẻ, nuôi con và heo rừng con mới sinh :
Khi lợn được nuôi trong chuồng nền xi măng nhưng nếu có rơm rác thì lợn vẫn vơ vào chuồng để quây ổ nếu như chuồng được đặt nơi kín đáo. Tại những nơi nuôi thả rông hoặc sân chơi quá rộng thì trước lúc đẻ lợn mẹ thường tìm nơi ít người, vật qua lại, làm ổ bằng cây, cỏ mà nó tha về. Nếu nền chuồng độn cát, lợn bới cát lên tạo ổ đẻ. Ổ này nếu mưa, lợn con có thể chết. Ở những chuồng có nền xi măng, không rải rơm rạ, cây lá thì lợn vẫn đẻ. Để an toàn ta nên lót ổ cho lợn bằng rơm cỏ sạch. Nền chuồng nên lát gạch đỏ để dễ vệ sinh, lợn con không liếm phải các chất bẩn. Nhìn chung lợn rừng nuôi con hệt như các giống lợn đen miền núi, hoặc lợn ỉ. Hơn thế lợn rừng có thể cắp con đi nơi khác khi có động, hoặc cắp con vào ổ nếu lợn con ở xa. Một điểm đặc biệt hơn lợn mẹ luôn biết tránh, hẩy lợn con ra khỏi vị trí nó định nằm, nhờ thế không đè lên con
+ Hành vi của lợn rừng khi vận chuyển :
Lợn rừng Việt Nam loại lớn mới được bắt từ rừng dễ chết nếu chở trên xe mà không có rọ/cũi để cố định, đi qua quãng đường quá dài, ồn ào.
Heo rừng cái được bắt từ rừng về .
GIỚI THIỆU HẢI SẢN SẠCH PHAN THIẾT
Xem thêm